I. CÁC SỰ CỐ ĐIỂN HÌNH CỦA SƠN NỘI THẤT
1 Màng sơn bị nhăn
+ Hiện tượng : Bề mặt sơn khi khô thì bị nhăn, sần sùi, không tạo màng liên tục .
+ Nguyên nhân :
- Thi công lớp sơn quá dày( đặc biệt đối với sơn alkyd hay sơn gốc dầu)
- Thi công sơn trong điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô quá nhanh so với lớp bên trong .
- Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp: lớp trong chưa khô đã sơn lớp ngoài .
- Do độ ẩm không khí cao làm ảnh hưởng tới quá trình khô của màng sơn .
- Sơn trên bề mặt dính tạp chất
+ Cách xử lý : Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch bề mặt. Khi sử dụng sơn lớp sơn này khô hẳn, tuân thủ thủ thời gian sơn cách lớp. Tránh thi công sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao.
--------------------------------------------------------------------------------
2. Màng sơn bị " vết bóng"
+Hiện tượng : Màng sơn bị tăng bóng khi có sự cọ sát
+ Nguyên nhân :
- Dùng sơn Flat (mờ) ở những nơi thường xuyênnbị cọ xát cao
- Thường xuyên cọ rửa bề mặt lớp sơn.
+ Cách xử lý :
- Nên dùng sơn nước có chất lượng cao (Thường là semi-gloss hoặc gloss ) tại nơi thường xuyên bị cọ xát hay cần phải chùi rửa nhiều .
- Chùi rửa màng sơn thì dùng vải mềm, tránh chà xát mạnh
--------------------------------------------------------------------------------
3. Màng sơn bị rạn nứt
+Hiện tượng : Trên bề mặt màng sơn có những vết rạn nứt
+ Nguyên nhân :
- Do dùng sơn alkyd quá cứng hoặc quá dày
+ Cách xử lý :
- Dùng dụng cụ để loại bỏ lớp sơn này, chà nhám bề mặt và các góc. Đối với đồ gỗ thì dùng sơn lót trước khi sơn lại .
- Dùng các loại sơn có chất lựong tốt, phù hợp .
--------------------------------------------------------------------------------
4. Màng sơn bị sần sùi
+ Hiện tượng : Màng sơn không mịn và bằng phẳng do có các hạt bọt và các lỗ bọt vỡ tạo ra.
+ Nguyên nhân :
- Khuấy trộn thùng sơn không đều.
- Sử dụng loại sơn có chất lượng thấp .
- Lăn sơn quá nhanh.
- Sử dụng loại rulô có độ dài sợi không đúng .
- Lăn thừa sơn .
- Sơn loại sơn có độ bóng cao trên bề mặt sần sùi .
+ Cách xử lý : Tất cả các loại sơn trong nhà khi thi công sẽ tạo bọt, tuy nhiên thì nếu sơn có chất lượng tốt thì bọt sẽ bị phá vỡ ngay và màng sơn có độ chảy tốt, vậy nên sử dụng sơn có chất lượng. Tránh lăn thừa sơn hay sử dụng sơn quá date. Sử dụng sơn bóng hoặc bán bóng bằng rulo có sợi ngắn , lăn sơn lót trên bề mặt sần sùi trước khi sơn phủ.Chà nhám bề mặt sần sùi trước khi sơn phủ
5. Màng sơn bị rêu mốc
+ Hiện tượng : Màng sơn bị đốm xanh hay nâu , đen
+ Nguyên nhân :
- Hay xảy ra ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc như nhà tắm, nhà bếp, phòng giặt...
- Do sử dụng sơn có chất lượng thấp hoặc sơn nội thất thông thường.
- Với bề mặt gỗ thì deo lớp sơn lót chưa đạt chất lượng
- Sơn trên bề mặt có rêu mốc mà không xử lý trước khi sơn.
+ Cách xử lý : Trước hết kiểm tra : dùng 1 giọt thuốc tây nhỏ vào các đốm màu, nếu thấy đốm màu mờ đi thì đó là rêu mốc. Chà rửa toàn bộ bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa.KHi dùng dung dịch tẩy rửa thì nên đeo kính bảo hộ để tránh bị sơn dính vào mắt và đi găng tay cao su . Nên dùng sơn nước có chất lượng cao có chứa chất chống rêu mốc , lắp quạt gió cho nơi có độ ẩm cao
--------------------------------------------------------------------------------
6. Màng sơn bị xà phòng hóa
+ Hiện tượng : Sự cô đọng chất hoạt động bề mặt sơn nước ở nơi có độ ẩm cao. Nó có dạng vết màu nâu nhạt và đôi khi trông như vết xà phòng hay dính nhầy
+ Nguyên nhân :
- Tất cả các loại sơn nước đều có hiện tượng như thế này nếu sơn trên bề mặt nơi có độ ẩm cao, đâc biệt là ở dưới trần
+ Cách xử lý : Dùng xà phòng rửa sạch nơi bị sự cố , tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn và dùng sơn có chất lượng cao sơn lại. Đợi cho bề mặt sơn thật khô mới sử dụng
--------------------------------------------------------------------------------
7. Màng sơn bị nhiễm bẩn
+ Hiện tượng : Sự hư hỏng màng sơn do bị thấm các chất bẩn.
+ Nguyên nhân :
- Sử dụng sơn có chất lượng thấp .
- Sơn trên bề mặt không có lớp sơn lót.
+ Cách xử lý :
- Sử dụng các loại sơn có chất lượng cao : hàm lượng chất tạo màng cao thì chất bẩn không thấm được vào màng sơn, tạo điều kiện cho chùi rửa dễ dàng . Nên dùng sơn lót để tạo được màng sơn có độ dày tối đa nhằm tránh bị nhiễm bẩn
II. CÁC SỰ CỐ ĐIỂN HÌNH CỦA SƠN NGOẠI THẤT
1. Màng sơn bị nhăn
+ Hiện tượng : Bề mặt sơn khi khô thì bị nhăn, sần sùi, không tạo màng liên tục .
+ Nguyên nhân :
- Thi công lớp sơn quá dày( đặc biệt đối với sơn alkyd hay sơn gốc dầu)
- Thi công sơn trong điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô quá nhanh so với lớp bên trong .
- Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp: lớp trong chưa khô đã sơn lớp ngoài .
- Màng sơn bị sự cố do : mưa, rêu mốc, hay độ ẩm quá cao .
- Sơn trên bề mặt dính tạp chất
+ Cách xử lý : Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch bề mặt. Tuân thủ thủ thời gian sơn cách lớp. Sử dụng loại sơn ngoại thất có chất lượng cao. Tránh thi công sơn trong điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm quá cao.
--------------------------------------------------------------------------------
2. Màng sơn bị phấn hóa
+ Hiện tượng : Màng sơn sau khi khô, dùng tay xoa bề mặt có phấn trắng dính tay
+ Nguyên nhân :
- Dùng loại sơn rẻ tiền có chất lượng kém.
- Pha sơn quá loãng
- Bề mặt xử lý chưa tốt.
+ Cách xử lý :
- Dùng giấy nhám chà sạch lớp sơn, dùng sơn lót thích hợp lăn lại 1 lớp rồi dùng sơn có chất lượng tốt sơn lại
--------------------------------------------------------------------------------
3. Màng sơn bị bong tróc
+ Hiện tượng : Màng sơn bị tróc do độ bám dính giảm. Màng sơn có thể bị tróc lớp sơn phủ hoặc tróc toàn bộ các lớp sơn .
+ Nguyên nhân :
-Đối với bề mặt gỗ bị bong tróc là do bị ẩm : mưa, không khí, hay các dạng khác của ẩm.
-Tường bị thấm làm cho màng sơn bị tróc.
-Xử lý bề mặt kém
-Sử dụng sơn chất lượng kém.
-Thi công trong điều kiện mà sự tạo màng bị cản trở (mưa. lạnh...)
-Thi công sơn dầu trên bề mặt bị ướt.
+ Cách xử lý : Nếu bị ảnh hưởng do bên ngoài tác động thì phải khắc phục như : Trám nơi bị hở ; Sửa lại mái ; Sửa và làm sạch máng xối ; Chặt các cành cây dựa sát tường .
Nếu bị ảnh hưởng do ẩm từ bên trong thì thông gió cho khu vực hay bị ẩm . Cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc chà nhám bề mặc. Dùng sơn loại sơn có chất lượng cao
--------------------------------------------------------------------------------
4. Màng sơn bị rêu mốc
+ Hiện tượng : Trên màng sơn có các vết hay các vết đốm màu nâu, den hay xám
Nguyên nhân :
-Do khu vựa bị ẩm ướt,ít có ánh sáng mặt trời .
-Sử dụng sơn chất lượng kém.
-Sơn trên bề mặt có rêu mốc mà không xử lý.
-Lớp lót trước khi sơn phủ không đạt .
+ Cách xử lý : Trước hết chắc chắn đó là rêu mốc chứ không phải vết bẩn. Kiểm trabằng cách dùng 1 giọt thuốc tây nhỏ vào các đốm màu, nếu thấy đốm màu mờ đi thì đó là rêu mốc. Chà rửa toàn bộ bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa.KHi dùng dung dịch tẩy rửa thì nên Đeo kính bảo hộ để tránh bị sơn dính vào mắt và đi găng tay cao su . Nên dùng sơn nước có chất lượng cao có chứa chất chống rêu mốc sơn lại.
5. Màng sơn bị nứt gãy
+ Hiện tượng : Màng sơn bị nứt gãy , các biểu hiện của sự cố này là các vết nứt và tróc dạng vảy.
+ Nguyên nhân :
- Do sử dụng các loại sơn có chất lượng thấp.
- Sơn quá mỏng hay quá dày.
- Xử lý bề mặt không đạt, đăc biệt với bề mặt gỗ mà không sử dụng sơn lót
- Sơn trong điều kiện thời tiết quá lạnh hay gió mạnh làm màng sơn khô quá nhanh
Cách xử lý : Nếu không bị nứt xuống bề mặt vật chất thì cạo bỏ lớp sơn bị nứt, chà nhám sạch bề mặt và sơn lại theo đúng hệt hống sơn đề nghị. Nếu bị nút do lớp mastic thì phải cạo bỏ cả lớp sơn và lớp mastic , chà nhám lại sau đó sơn phủ lại bằng loại sơn chất lượng cao.
--------------------------------------------------------------------------------
6. Màng sơn bị phồng rộp
+ Hiện tượng : Màng sơn bị phồng rộp như da cam
+ Nguyên nhân :
- Do thi công trong điều kiện quá nắng hay bề mặt vật chất bị ẩm, đặc biệt đối với màu sậm.
- Dùng sơn gốc dầu hay sơn alkyd sơn trên bề mặt bị ẩm ướt .
- Do độ ẩm quá cao hoặc bị thấm từ bên trong.
- Màng sơn mới vừa khô bị phá do mưa , rêu mốc bám
- Xử lý bề mặt không tốt
- Sử dụng sơn có chất lượng thấp .
+ Cách xử lý : Nếu màng sơn bị phồng rộp từ bề mặt được phủ thì cần phải xử lý triệt để sự thấm nước. Sau đó cạo bỏ lớp sơn và tiến hành sơn , có sơn lớp lót. Không sơn trong điều kiện quá nắng hay quá ẩm
--------------------------------------------------------------------------------
7. Màng sơn bị hiện tượng" da cá sấu"
+ Hiện tượng : Bề mặt màng sơn giống y như da của loài các sấu
+ Nguyên nhân :
- Dùng loại sơn quá cứng hay quá giòn sơn trên bề mặt màng sơn dẻo, có độ đàn hồi tốt .
- Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp .
- Màng sơn bị lão hóa do thay đổi nhiệt .
+ Cách xử lý : Dùng bàn chải sắt chà sạch bề mặt. Dùng sơn lót gốc dầu sơn sơn lớp lót và dùng sơn phủ có chất lượng cao
--------------------------------------------------------------------------------
8. Màng sơn bị nổi muối
+ Hiện tượng : Trên bề mặt màng sơn có các dạng kết tinh muối
+ Nguyên nhân :
- Do xử lý bề mặt cũ bị nổi muối chưa được thích hợp.
- Tường bị thấm ẩm từ bên ngoài vào trong.
Cách xử lý : Nếu bị ẩm thì tìm và khắc phục nguyên nhân bị ẩm. Dùng bàn chải sắt chà sạch bề mặt. Dùng sơn lót gốc dầu sơn sơn lớp lót và dùng sơn phủ có chất lượng cao
--------------------------------------------------------------------------------
9. Sử dụng hệ thống sơn không tương hợp
+ Hiện tượng : Xảy ra sự bám dính không tốt khi sơn lớp sơn mới trên nền sơn cũ
+ Nguyên nhân :
-Do sơn loại sơn gốc nước quá dày trên lớp sơn cũ là sơn dầu alkyd hay sơn gốc dầu làm cho lớp sơn cũ bong ra khỏi bề mặt
+Cách xử lý : Cạo sạch lớp sơn cũ . Khi sơn lại thì nên dùng sơn cùng gốc
Sơn bột là loại sơn ở dạng bột, kết hợp được những tính năng ưu việt và hạn chế nhiều nhược điểm của hai loại màng men (tráng men) và sơn ướt (dùng dung môi). Đây là loại sơn có thể sử dụng ngay vì không cần phải khấy trộn, pha loãng hoặc lọc trước khi sử dụng.
Từ 30 năm nay, sơn bột đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: làm lớp sơn bảo vệ cho các sản phẩm có màu trắng, nhất là làm lớp sơn lót cho khung xe ôtô. Hiện nay, với sự phát triển của các khoáng chất thiên nhiên, nhất là sự phát triển của titan đioxit nanô, sơn bột càng có nhiều triển vọng ứng dụng.
Sơn bột gần như 100% không bay hơi trong khi sơn dung môi có hàm lượng rắn chỉ 40%. Ở dạng bột rất mịn, sơn bột rất dễ chảy ở ngoài không khí và có thể sơn bằng phương pháp phun tĩnh điện và khá thân thiện với môi trường. Các hạt bột có khả năng tích tĩnh điện đủ để bám dính thành một lớp bột mỏng, đồng nhất trên bề mặt kim loại sơn phủ được nối đất. Hệ liên kết hữu cơ trong sơn được lựa chọn thích hợp để sơn nóng chảy thành một lớp màng mỏng đều, liên tục ở nhiệt độ 100oC, đóng rắn ở nhiệt độ 150-200oC và bám rất chắc trên bề mặt cần phủ.
Khác với khi phủ màng sơn bằng công nghệ tráng men và dùng sơn ướt, với sơn bột, người ta có thể tạo ra lớp sơn có độ dày tương tự như hai loại sơn trên chỉ sau một lần sơn. Rất nhiều các sản phẩm có lớp phủ bảo vệ-trang trí màu trắng mà trước đây người ta phải sử dụng công nghệ tráng men thì nay đã được thay thế hoàn toàn bằng sơn bột vì lớp sơn có độ bóng, độ bền cơ học cao, chống rạn nứt, trầy sước, số lần sơn giảm và dễ dàng sửa chữa các lỗi khi sơn, trong khi nhiệt độ và thời gian sấy giảm từ 1000oC và vài giờ (trong trường hợp tráng men) xuống chỉ còn 200oC và 30 phút.
Nhiệt độ sấy thấp cho phép sử dụng nhiều loại chất màu hữu cơ sáng màu hơn để thay thế bột màu ôxit kim loại thường có màu tối. Bề mặt của lớp sơn bột có độ bóng, độ bền va đập, chống chịu sước và mài mòn đạt yêu cầu bảo vệ an toàn và trang trí cho hầu hết các sản phẩm có màu trắng. Tính nguyên vẹn của các lớp sơn bột cao hơn so với các lớp sơn ướt là do nó không chứa các chất dễ bay hơi. Một ưu điểm vượt trội nữa của sơn bột là tỷ lệ thất thoát khi sơn rất thấp và lượng thất thoát dễ dàng thu hồi để sử dụng lại. Về mặt lý thuyết, tỉ lệ sử dụng của sơn bột là 100%. Trên thực tế sử dụng trong công nghiệp, tỉ lệ thất thoát khi phun chỉ nhỏ hơn 2%, vì vậy thoả mãn được cả về mặt giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Trước khi sơn, các bộ phận kim loại được làm sạch dầu mỡ, xử lý sơ bộ rồi được sơn trong buồng phun sấy có thiết kế đặc biệt trước khi đi qua lò gia nhiệt để kết thúc quá trình đóng rắn của màng sơn.
Quá trình sản xuất sơn bột bao gồm các công đoạn sau: Phối triịn, tạo hốn hợp nóng chảy, ép đùn, nghiến mịn và đóng gói sản phẩm.
Phối trộn các thành phần: Trước tiên các thành phần của sơn phải được phối trộn trước thật kỹ nhằm đạt tới một độ đồng nhất theo yêu cầu. Hầu hết các loại sơn bột đều chứa bột màu (có độ mịn cao); nhựa rắn (ở dạng vảy, dạng viên hoặc dạng nghiền thô); các chất trợ chảy (là các polyacrylat dạng lỏng có độ nhớt cao mang trên chất mang là zeolit); các chất phụ gia rắn (có tác dụng hỗ trợ loại bỏ không khí trong quá trình tạo màng và các chất xúc tác được sử dụng để làm tăng tốc độ đóng rắn của màng sơn). Quá trình phối trộn tốc độ cao là một phương pháp rất tốt nhưng cần phải tiến hành rất cẩn thận để đảm bảo chất nhựa kết dính không bị nghiền nhỏ quá mức và là lý tưởng nếu nó có kích cỡ 2-4mm khi kết thúc quá trình phối trộn.
Bột màu titan đioxit thường có cỡ hạt dưới cỡ micron và các hạt này có xu hướng kết tụ nên có thể bám dính lên thành của thùng khuấy. Việc bổ sung các chất độn như barit tự nhiên hoặc canxi cacbonat có cỡ hạt lớn hơn sẽ làm giảm sự kết tụ của các hạt titan điôxit và trợ giúp quá trình phân tán đồng nhất trong bước thứ hai của quá trình sản xuất-tạo hỗn hợp nóng chảy. Lượng chất độn đưa vào tốt nhất đối với các loại sơn trắng bóng là 22% tổng khối lượng với 18% là TiO2. Trong các loại sơn có màu nhạt, chất màu được đưa vào tỷ lệ 10% bao gồm cả chất màu trắng và tỷ lệ chất độn chiếm tới 30% tổng khối lượng. Sơn bột màu đen bóng chứa tới 2% muội than đen và 40% chất độn.
Công đoạn tạo hỗn hợp nóng chảy và ép đùn sản phẩm là một quá trình liên tục, được tiến hành trong một máy ép đùn có thiết kế đặc biệt. Qua phễu nạp tại cửa vào, hỗn hợp thu được sau quá trình phối trộn trên được đưa vào vùng nung nóng của máy ép đùn bằng cơ cấu vít dẫn. Hỗn hợp nóng chảy được đưa tới cửa ra của máy ép đùn và được ép thành các dải băng nhỏ giữa hai trục lăn được làm lạnh. Khi dải băng này đã nguội, có thể dễ dàng đập thành các mảnh vụn bằng một máy đập cơ khí.
Nghiền mịn và đóng gói sản phẩm:Ở công đoạn nghiền mịn, các thiết bị nghiền hiện đại có thể được sử dụng để kiểm soát phân bố cỡ hạt trong sản phẩm. Sản phẩm đã nghiền sẽ được đưa qua hai xyclon để tách cát hạt thô (ở xyclon thứ a) và các hạt quá mịn (sau xyclon thứ 2) sẽ được đưa tới thiết bị thu gom. Trên thực tế, nếu kiểm soát chặt chẽ các thông số vận hành trong khoang nghiền thì có thể giảm tối đa lượng các hạt quá mịn và đồng thời có thể liên tục đưa các hạt thô trở lại khoang nghiền.
Để ngăn ngừa quá trình kết khối của sản phẩm trong quá trình lưu kho và vận chuyển tới nơi tiêu thụ, có thể bổ sung một lượng rất nhỏ silic oxit tuyển.
Tiềm năng phát triển của sơn bột: Ngành sản xuất sơn truyền thống đang đứng trước các thách thức về chi phí cho nguyên liệu đầu vào, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu mỏ có xu hướng ngày một tăng cao và chưa thể xác định được điểm dừng. Công nghệ sơn nano có những ưu thế vượt trội nhưng còn bị thách thức về chi phí công nghệ, giá thành và giới hạn ứng dụng. Sơn bột sử dụng chất độn nguồn gốc khoáng thiên nhiên tương đối thân thiện với môi trường sẽ là hướng phát triển, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cao đồng thời dung hoà được các mâu thuẫn trên.
Lần đầu tiên các nhà khoa học Viện hóa học (Viện KH-CN Việt Nam) đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện. Sự thành công này đã mở ra hướng sản xuất sơn bột tĩnh điện đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế nhập khẩu, bảo vệ môi trường.
Sản xuất sơn bột tĩnh điện tại Viện hóa học. (Ảnh: Nhandan)
Để phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là các ngành công nghiệp xây dựng, dân dụng... nhằm bảo vệ và trang trí, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sơn. Các loại sơn được sử dụng chính và lớn nhất hiện tại chủ yếu vẫn là sơn dung dịch.
Khoảng 10 năm trở lại đây, các nước trên thế giới đã dần thay thế sơn dung dịch bằng sơn bột. Bước chuyển đổi này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường nước bởi trong sơn dung dịch, lượng dung môi chiếm khỏang 40-50% sẽ thoát ra không khí, gây ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam trong mấy năm qua, nhu cầu sử dụng sơn bột cũng đã tăng lên rất mạnh trong các ngành công nghiệp sản xuất ô-tô, xe máy để sơn các chi tiết máy, trong kết cấu xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, lượng sơn bột này trong nước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu. Thị trường sơn Việt Nam dần xuất hiện nhiều loại thương hiệu sơn bột: Dupont, ICI, Jotun... phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trước những thách thức và nhu cầu sơn bột, sự thành công trong nghiên cứu công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện (điện trường một chiều có điện áp từ 40-120KV) không phụ thuộc vào nước ngoài đã mở ra khả năng ứng dụng sản xuất sơn bột tĩnh điện thương hiệu Việt Nam.
Trên cơ sở Epoxy DER662, DER663, DER672 và các chất đóng rắn hệ phenolic DEH80, DEH84, DEH90 với xúc tác 2 metyl imidazol, các nhà khoa học trong nước đã xây dựng và hoàn toàn làm chủ quy trình công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện; đồng thời xác định được các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chất lượng sơn bột tĩnh điện như: hàm lượng pigment và bột độn, khối lượng đổ đống và lắc rung, độ chảy của bột, tỷ khối, độ phân tán, các tính chất cơ học của màng sơn.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã lựa chọn được loại hệ phụ gia làm nền TiO2 và sử dụng bột CaCO3 biến tính bằng parafin sản xuất trong nước thích hợp cho sản xuất sơn bột để giảm giá thành sản phẩm.
Theo PGS .TS Đỗ Trường Thiện - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, trong công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện, yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sơn là công nghệ trộn hợp ở trạng thái chảy nhớt và nghiền siêu mịn. Sơn tĩnh điện phải được trộn trên thiết bị trộn trục vít với nhiệt độ thích hợp nhất từ 95 - 1050C và nghiền theo nguyên lý búa văng tốc độ quay của roto hơn 7.000 vòng/phút với nhiệt độ buồng nghiền không quá 500C.
Không chỉ thành công về mặt công nghệ, Việt Nam đã có thể tự chế tạo cả thiết bị để sản xuất sơn bột tĩnh điện gồm: thiết bị trộn khô công suất 40 kg/mẻ, trộn trục vít công suất 1,75 KW với năng suất 10 - 15 kg/h, thiết bị phun sơn tĩnh điện áp 60 - 120KV, buồng phun sơn tĩnh điện có thu hồi theo nguyên lý xyclon và túi lọc buồng sấy bằng gas nhiệt độ cao nhất 2500C.
Trên cơ sở làm chủ công nghệ, nhóm nghiên cứu đã sản xuất hơn 3.000 kg sơn bột các loại mầu đen, trắng, đỏ để sơn hơn 10.000m2 các sản phẩm là các chi tiết vỏ cột bơm xăng, kết cấu khung thép nhà máy mạ Thái Bình, các chi tiết xe máy, vỏ nồi cơm điện, khung bếp gas...; đồng thời cung cấp sản phẩm thử nghiệm cho Liên hiệp khoa học sản xuất vật liệu mới và thiết bị, Công ty TNHH sơn tĩnh điện và chuyển giao công nghệ Nam Thắng, số Xí nghiệp mạ sơn tĩnh điện thuộc Công ty tư vấn phát triển xây dựng cho công trình dân dụng.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, mặc dù đây là sản phẩm lần đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất thành công ở Việt Nam nhưng có thể bảo đảm chất lượng gần tương đương và giá rẻ hơn so với các sản phẩm sơn bột tĩnh điện nhập ngoại đang có mặt tại thị trường Việt Nam.
Các sản phẩm sơn bột tĩnh điện chưa chính thức có mặt tại thị trường nhưng khả năng ứng dụng là rất lớn. TS Thiện cho biết, một nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện công suất 1.000 tấn/năm đã được nghiên cứu xây dựng đề án. Tuy nhiên, để có thể phục vụ nhu cầu thị trường trong nước cần tiếp tục qua dự án sản xuất thử nghiệm để tiếp tục hoàn thiện công nghệ.